SUN LEE Việt Nam là đơn vị chuyên vẽ tranh tường.
Vẽ tranh tường mầm non, tranh gia đình, nhà hàng cafe, 3D, văn phòng với đội ngũ họa sỹ với trên 10 năm kinh nghiệm.
Công trình tạc tượng đắp phù điêu tại hà nội là một trong rất nhiều công trình mà sunlee đã thi công hoàn thiện rất thành công.
Tạc tượng , Đắp phù điêu chuyên nghiệp tại Hà Nội
Ngày nay, bên cạnh những tác phẩm tạc tượng, đắp phù điêu điêu khắc mang tính tiêu biểu cho nền văn hóa các thời kỳ.
Điêu khắc cũng xuất hiện khắp nơi trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân Việt Nam.
Đó là việc sử dụng điêu khắc để tạo ra các sản phẩm phục vụ đời sống, ví dụ : kiến trúc nhà ở, nội thất, dụng cụ, đồ vật tín ngưỡng…
hay chúng ta còn gọi đó là điêu khắc ứng dụng.
.jpg)
tượng phật di lạc
Điêu khắc là một loại hình nghệ thuật rất quen thuộc đối với mỗi chúng ta.
Nó gắn liền với sự phát triển của nhân loại, qua đó phản ánh giá trị đời sống, văn hóa nghệ thuật của nhân loại qua từng thời kỳ.
Từ xa xưa, điêu khắc ban đầu chỉ là những đồ trang sức, công cụ lao động, những bức tranh khắc họa đời sống sinh hoạt của con người trong các hang động…
Dần dần, nhu cầu về nghệ thuật phát triển, chúng ta có các bức tượng với mức độ tinh xảo cao hơn.
Mang tính thẩm mỹ hơn và từ đó, điêu khắc trở thành một điểm nhấn văn hóa, ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống tinh thần của nhân loại.
Điển hình là nền nghệ thuật Ai Cập cổ đại với những bức tượng nổi tiếng đã đi vào lịch sử mỹ thuật như: tượng Nhân sư khổng lồ, tượng chân dung Hoàng hậu Nefertiti.
Tiếp đó là nghệ thuật Hy Lạp với : tượng nữ thần chiến thắng, tượng thần Venus, tượng Laocoon...
Rồi ở thời kỳ Phục Hưng lại có tượng David, tượng thần đưa tin…
Cho đến nghệ thuật Á Đông lại là sự khác biệt trong các tác phẩm tượng điêu khắc về tôn giáo của vùng đất Phật.
Ở Việt Nam cũng thế, điêu khắc có một lịch sử phát triển liên tục, phản ánh hình ảnh,
đời sống văn hóa của con người Việt Nam từng thời kỳ, từng khu vực.
Phật giáo du nhập vào nước ta từ rất sớm và ghi đậm dấu ấn rất sâu sắc trong văn hóa Việt Nam.
Bởi đạo Phật lấy tư tưởng từ bi, vô ngã và vị tha làm kim chỉ nam trong cuộc sống: “ Thương người như thể thương thân, lá lành đùm lá rách..” rất phù hợp với tình cảm, lối sống, suy nghĩ của người Việt.
Chính vì thế mà Phật giáo đã được đông đảo người Việt đón nhận và thực hiện trong đời sống xã hội ngày một sâu rộng.
Bên cạnh những giáo lý tốt đẹp của nhà Phật cũng phải kể đến các công trình điêu khắc, nghệ thuật kiến trúc trong đạo Phật như: Tượng phật, tranh vẽ phật giáo, phù điêu phật giáo,..
Đây đều là những sản phẩm tôn giáo, thể hiện tín ngưỡng và giáo lý tôn giáo, góp phần truyền tải ý nghĩa nhân văn tốt đẹp của Phật pháp.
Tượng phật là gì?
Tượng phật là một tác phẩm nghệ thuật tâm linh trong Phật giáo, được các nghệ nhân chế tác thông qua các hình thức và Kỹ thuật điêu khắc, khác nhau như: đắp, vẽ , tạc, đục đẽo...
.jpg)
Tượng phật đang ngồi thiền
1. Chất liệu làm tượng Phật
Để cho ra đời được một bức tượng Phật đẹp thì cũng phải kể đến các trường phái nghệ thuật khác nhau.
Thông thường người ta sẽ phân chia trường phái theo vật liệu chế tác như:
- Gỗ (thường là gỗ mít, lim, kiền kiền, xá xị,…)
- Xi măng–vữa
- Đá tự nhiên (đá cẩm thạch, đá trắng, đá đen, đá vàng,…)
- Gốm, đất sét, đất nung,v..v…
- Thạch cao
- Composite
- Kim loại hoặc hợp kim: vàng, bạc, đồng, …
2. Quy tắc và kỹ thuật chế tác
Quy tắc tạo hình tượng Phật được tiến hành theo hai lối, hoặc dựa vào cuốn Tạc tượng lượng độ kinh
Được biên soạn bằng chữ Hán lưu hành trong Phật giáo và các phường thợ, hoặc làm theo lối dân gian hoàn toàn cảm nhận và học mẫu mã từ các chùa nổi tiếng.
Các quy tắc tạc tượng trong cuốn sách trên được tóm tắt thành vài công thức đơn giản cho các thợ điêu tô (thợ điêu khắc-điêu là khoét đục xuống, tô là đắp phủ lên) thực hiện. Đó là:
- Tọa tứ lập thất – tỷ lệ chiều cao một tượng đứng bằng bảy đầu, ngồi bằng bốn đầu;
- Nhất diện phân lưỡng kiên – chiều ngang của mặt bằng nửa chiều ngang hai vai;
- Nhất diện phân tam trùng – ba khoảng cách bằng nhau trên mặt, từ chân tóc đến chân lông mày, bằng từ chân lông mày đến đỉnh mũi, bằng từ đỉnh mũi đến cằm.
- Và ngoài ra còn quy định chi tiết đến tận ngón chân ngón tay, các thế tay bắt quyết….
Và còn nhiều chất liệu để làm nên tượng phật nữa, ví dụ như :
Tượng Phật làm từ Gốm, từ Đất nung, kim loại đồng,...
Mỗi một loại chất liệu để làm nên một tác phẩm hoàn chỉnh đòi hỏi các kỹ thuật tạo hình, điêu khắc cũng hoàn toàn khác nhau, thể hiện thần thái của Đức Phật.
.jpg)
Tượng cô gái vác lu
Với tạc tượng, đắp phù điêu điêu khắc nghệ thuật cổ đại Hy Lạp với những kiệt tác tượng thần Venus, tượng Laocoon, tượng Nữ thần chiến thắng...được làm bằng đá trắng, đá thạch anh, bằng đồng...
Điêu khắc, tạc tượng ứng dụng đang ngày một phát triển ở Việt Nam.
Không khó để bạn được chiêm ngưỡng các tác phẩm điêu khắc ở khu đô thị hay trung tâm thương mại, công viên…
Đó là các bức tượng danh nhân, tượng con giống, phù điêu các dạng về hoa văn, chim thú…
.jpg)
Tượng cô gái vác lu chất liệu đồng
Tượng cô gái vác lu làm bằng chất liệu đồng, composite, thạch cao, đất nung, chất liệu giả đông đang rất được ưa chuộng hiện nay dùng để trang trí sân vườn, tiểu cảnh đặt ở những nơi sang trọng.
Tùy nhu cầu sử dụng của khách hàng.
.jpg)
Tượng cô gái đổ lu chất liệu đồng
Mỗi tác phẩm đều mang một nét đặc trưng riêng và có giá trị thẩm mỹ, nhân văn sâu sắc, đồng thời, đó cũng chính là điểm nhấn ấn tượng, tạo nên sự khác biệt cho không gian của mỗi công trình.
Ngoài ra, việc ứng dụng điêu khắc để thiết kế nội thất trong các công trình nhà ở hiện đại cũng đang là một xu hướng đang hết sức được ưa chuộng.
Nó không chỉ thể hiện tính thẩm mỹ, cho thấy sự tinh tế, đẳng cấp của gia chủ mà còn mang ý nghĩa phong thủy, đem lại may mắn, tài lộc.
Đối với bộ môn kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc giống như một điểm nhấn không thể thiếu.
Điêu khắc trong kiến trúc không chỉ dừng lại ở mức độ trang trí, mà còn đưa công trình đó lên một tầm mới, mang giá trị nghệ thuật, giá trị nhân văn sâu sắc.
Khi điêu khắc ứng dụng bắt đầu nở rộ, rất nhiều triển lãm được mở ra với các tác phẩm độc đáo, thu hút sự quan tâm của đông đảo các đối tượng.
Các tác phẩm này hầu hết đều rất gần gũi với đời sống hàng ngày, chính vậy mà khả năng thưởng thức và tiếp nhận của mọi người cũng được nâng lên
Từ đó đời sống tinh thần ngày một trở nên phong phú, mang đậm tính nhân văn.
Xã hội ngày càng phát triển, giá trị tinh thần ngày càng được chú trọng thì điêu khắc ứng dụng sẽ không bao giờ bị mất đi vị thế tại Việt Nam.
Đó sẽ luôn là nguồn cảm hứng, đem lại giá trị văn hóa tinh thần cho mỗi người dân Việt Nam.
Đây cũng chính là một phương thức để gìn giữ, bảo tồn nét tinh hoa văn hóa dân tộc cho các thế hệ con cháu sau này.
Bạn vừa được chiêm ngưỡng một số hình ảnh Điêu khắc, tạc tượng đắp phù điêu của Công ty Sunlee VIỆT NAM luôn muốn góp phần gìn giữ lại những nét văn hóa từ xa xưa.
Chắc hẳn lúc này đây bạn đang mong muốn mình được sở hữu một số những tác phẩm tuyệt vời nhất.
Với những ý tưởng sáng tạo, những nghệ nhân có trình độ cao về điêu khắc, tạc tượng đắp phù điêu tại hà nội của Sunlee VIỆT NAM chính là nơi biến tất cả những mong muốn của bạn trở thành hiện thực.
Vậy bạn còn băn khoăn điều gì mà không đến với chúng tôi, chúng cam kết sẽ mang đến cho quý khách hàng những sản phẩm và dịch vụ tuyệt vời nhất.